Kiến thức nuôi con sơ sinh xoay quanh những việc mà cha mẹ cần làm cho bé trong khoảng thời gian đầu đời. Không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ cần làm những gì tốt nhất cho con. Đặc biệt là những cha mẹ lần đầu sinh con.
Điều cha mẹ cần là xử lý đúng trình tự và cẩn thận làm đúng 4 điều sau nhằm giải quyết những nhu cầu thiết yếu nhất của trẻ thì trẻ sẽ lớn mau và khỏe mạnh.
Kiến thức nuôi con sơ sinh cho bé bú

Kiến thức nuôi con sơ sinh
Kiến thức nuôi con sơ sinh cho bé bú
Khi mới sinh, sữa mẹ cung cấp dinh dưỡng quan trọng nên cho bé bú sớm nhất ngay khi có thể. Lựa chọn tư thế đúng khi cho con bú giúp bé thoải mái bú no sữa, mẹ nghỉ ngơi đủ sẽ hạn chế được một số khó khăn như đầu vú của mẹ ngắn hoặc mẹ ít sữa, bị tắc tia sữa.
Cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời vì sữa mẹ dễ tiêu hóa, không gây dị ứng, nhiều kháng thể chống lại các bệnh.
Dạ dày bé sơ sinh khá nhỏ, bé bú thường xuyên mới đủ lượng sữa cần thiết. Mỗi lần bú cách nhau 1 – 2 giờ trong vài tuần đầu mới sinh, mỗi lần bé bú khoảng 15 – 30 phút. Khi bé đói sẽ có dấu hiệu như khóc, ngọ nguậy, mút miệng.
Đến cử mà bé đang ngủ, bạn không nên đánh thức bé. Nhưng không cho bé ngủ quá 3-4 giờ liên tục mà không bú.
Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 16 – 18 giờ/ngày, mỗi giấc dài từ 1 – 3 giờ, cho bú ngay sau khi bé tỉnh giấc. Mẹ nên trò chuyện, ôm ấp bé. Bé hay ngủ khi bú mẹ vì thế đảm bảo bé bú đúng thời gian để đủ sữa.
Kiến thức nuôi con sơ sinh giúp bé ợ hơi

Kiến thức nuôi con sơ sinh
Kiến thức nuôi con sơ sinh giúp bé ợ hơi
Hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, hay đầy bụng sau khi bú. Vác bé và giữ đầu ngả vào vai mẹ, áp bé vào ngực mẹ, dùng tay xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng bé. Bế bé như vậy trong 10 – 15 phút. Mẹ vỗ lưng giúp bé ợ hơi, đẩy khí thừa trong dạ dày bé dễ chịu hơn, hạn chế bị ọc sữa khi bú no, tránh trào ngược dạ dày thực quản.
Kiến thức nuôi con sơ sinh tắm bé

Kiến thức nuôi con sơ sinh
Kiến thức nuôi con sơ sinh tắm bé
Trẻ sơ sinh tắm bằng xà bông nhẹ, có thể dùng loại chống rôm xảy, cần kiểm tra nhiệt độ nước tắm, chuẩn bị đầy đủ đồ tắm, không để bé một mình trong chậu. Lau mặt và gội đầu cho bé, ép nhẹ 2 vành tai vào sát lỗ tai tránh nước chảy vào tai, tay kia dùng khăn lau ướt đầu bé. Dùng dầu gội và xả sạch, lấy khăn lau khô lau đầu bé. Rồi đổi sang chậu nước khác để tắm sạch.
Khi bé chưa rụng rốn, dùng khăn mềm lau người cho bé, tránh làm ướt rốn. Đặt trẻ nằm trên giường lót khăn xô lớn, lau khô và ủ ấm cho trẻ. Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý, dùng bông gòn ướt lau mắt cho bé theo hướng từ trong ra ngoài. Lấy tăm bông làm ướt để làm sạch lỗ mũi. Nhỏ nước muối sinh lý lên gạc rơ lưỡi vệ sinh miệng bé. Dùng bông gòn thấm sạch nước quanh rốn, để rốn thoáng giúp rốn mau khô, nhanh rụng hơn.
Kiến thức nuôi con sơ sinh dỗ con ngủ
Khác với môi trường trong bụng mẹ, môi trường bên ngoài nhiều tiếng ồn, ánh sáng và bé chưa thể làm quen. Ban ngày nên cho trẻ ngủ ở những không gian tối hoặc ít ánh sáng để bé có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ. Ban đêm thì mẹ nên tắt đèn sớm để trẻ có thể ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Thông thường khoảng 7 giờ giờ tối nên tắt đèn, chỉ để lại đèn ngủ với ánh sáng yếu. Khi bé chuẩn bị ngủ, không nên nói chuyện hay giao tiếp hoặc nhìn bé. Như vậy bé sẽ ngủ dễ dàng hơn.
Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin khác về các dấu hiệu bệnh lý, dinh dưỡng, cách giáo dục qua internet hoặc sách báo. Nên tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ vì kiến thức nuôi con sơ sinh không bao giờ là đủ.
Xem thêm: Viêm da dị ứng có để lại sẹo không và có gây ra di chứng gì ảnh hưởng về sau
Bình luận