Bài viết tuần trước của chuyên mục chăm sóc em bé mình đã chia sẻ về những lưu ý khi bé tập lẫy. Bài viết trong tuần này mình sẽ chia sẻ thêm về dấu hiệu nhận biết khi bé muốn lật. Lật là một kỹ năng đặc biệt quan trọng đánh dấu khả năng tự điều khiển cơ thể mình của bé. Vậy bạn đã biết được các dấu hiệu nhận biết bé muốn lật hay chưa?
Đa phần trẻ ở tầm 3 tháng tuổi trở lên sẽ có các dấu hiệu đòi lật. Việc nắm được những dấu hiệu nhận biết bé muốn lật sẽ giúp các bậc cha mẹ có thể chủ động hơn trong việc hỗ trợ con tập lật.

dấu hiệu nhận biết bé muốn lật
Bé thích nằm nghiêng là dấu hiệu của việc muốn lật
Vài yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc lật
- Trẻ sinh non sẽ có thời gian lật muộn hơn những đứa trẻ sinh thường và đủ tháng khác.
- Tính cách của bé cũng ảnh hưởng tới thời gian bé biết lật. Những bé hiếu động sẽ biết lật trước các bé hiền lành và trầm tính.
- Cân nặng cơ thể cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc lật của bé. Bé nào có thân hình nhỏ gọn, đủ cân thường hay biết lật hơn là các bé có thân hình mập mạp.
- Trẻ hay được bố mẹ tập cho nằm sấp từ tháng từ 3 sẽ biết lật nhanh hơn những đứa trẻ chỉ luôn cho nằm ngửa.

dấu hiệu nhận biết bé muốn lật
Cha mẹ hãy hỗ trợ bé trong những lần lật đầu tiên
Dấu hiệu nhận biết trẻ muốn lật
Khi cơ cổ và cơ tay của bé đủ khỏe mạnh thì bé sẽ có dấu hiệu muốn lật, lật. Dấu hiệu nhận biết bé muốn lật thường thấy nhất đó là khi bé được khoảng 3 tháng tuổi thường có những thao tác như muốn nhấc đầu lên cao, cong lưng lại. Khi cho bé thử nằm sấp bé có thể chống tay và nhấc ngực khỏi mặt đất, đá chân và bơi bằng hai tay.
Hay khi bé thích nằm nghiêng là lúc trong não bé đã hình thành ý thức của việc lật. Hoặc khi cho bé nhìn thấy đồ vật bé có xu hướng muốn dịch chuyển người tới gần chỗ đó. Đây là các dấu hiệu nhận biết bé muốn lật rõ ràng nhất, bạn hãy ghi nhớ và khuyến khích bé làm điều này bởi khi lật sẽ giúp cho các cơ của bé trở nên khỏe khoắn hơn.

dấu hiệu nhận biết bé muốn lật
Kích thích trẻ bằng những đồ chơi mà bé thích
Những việc cần làm của cha mẹ khi trẻ tập lật
Sau khi nắm được các dấu hiệu nhận biết bé muốn lật thì các bậc cha mẹ cũng cần phải chuẩn bị tinh thần hỗ trợ cho bé trong giai đoạn này. Thật vậy đây là một dấu mốc hết sức quan trọng đánh dấu sự phát triển mạnh về thể chất của trẻ.
Cha mẹ nên khuyến khích con xoay người với lấy đồ chơi hoặc hỗ trợ bé lật trong những lần đầu bằng cách đặt tay vào lưng hỗ trợ lực cho bé lật. Hãy luyện tập cho con vài lần như thế để cho bé tự cảm nhận thấy được cảm giác lật. Cùng với đó hãy khuyến khích con bằng những đồ chơi mà bé thích.
Do thời điểm mỗi bé tập lật sẽ khác nhau nên ngoài việc nắm được dấu hiệu nhận biết bé muốn lật bạn cần lưu ý:
- Khi con được khoảng 3 tháng tuổi không được đặt nằm ở giường hoặc ghế sofa một mình. Bé có thể lật bất cứ lúc nào và nguy cơ rơi, ngã khỏi vị trí đó là rất cao.
- Bạn có thể cho con tập lật nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần không nên kéo dài quá 3 phút nếu không sẽ rất dễ làm bé cảm thấy bị tức ngực, khó thở.
- Tuyệt đối không cho trẻ lật khi vừa ăn no xong để tránh những ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Hơn nữa cảm giác tức bụng cũng khó tránh khỏi nếu vừa ăn no mà cho bé lật sẽ rất dễ nôn trớ.
- Hãy khen ngợi bé để bé cảm thấy thích thú sau mỗi lần lật.
- Nên cho trẻ tập lật trên mặt phẳng thấp và rộng thay vì giường cao tiềm ẩn rủi ro người lớn không để ý khiến trẻ bị ngã.
Trên đây là những thông tin khá thú vị về dấu hiệu nhận biết bé muốn lật cũng như các lưu ý cho các bậc cha mẹ khi chăm sóc con ở thời điểm này. Hy vọng nội dung bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
Xem thêm:
Cha mẹ cần nhớ rõ các đợt uống bổ sung vitamin A trong năm
Kiến thức các mẹ nên biết khi nào nên cho bé tập đi
Bình luận