Các cha mẹ khi chăm con nhỏ đều tập trung quá mức vào lượng sữa trẻ cần, chế độ ngủ hằng ngày, chế độ ăn dặm mà quên mất đi việc bổ sung lượng nước cần thiết cho trẻ. Nếu như trẻ được cho uống nước nhiều hoặc ít hơn lượng nước cần thiết thì nhiều khả năng ảnh hưởng đến não.
Khi trẻ còn nhỏ, đặc biệt đối với các trẻ dưới 6 tháng tuổi thì thận của trẻ còn rất yếu. Cha mẹ cho trẻ uống quá nhiều nước thì sẽ dẫn đến giảm hàm lượng Natri trong máu, có thể làm cho trẻ bị ngộ độc và ảnh hưởng não bộ. Cha mẹ cần chú ý đến tỉ lệ pha sữa bột sao cho hợp lý, không nên pha quá loãng.
Chăm con nhỏ với lượng nước cần thiết cho trẻ
Chăm con nhỏ từ 0 – 6 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, trẻ không cần phải uống nước mà chỉ cần bú sữa hoàn toàn. Bởi vì uống nước sẽ làm giảm lượng sữa hấp thu. Nếu thời tiết quá nóng hoặc trẻ có dấu hiệu bị thiếu nước thì nên bổ sung nhưng rất ít. Không nên uống quá nhiều nước vì khi này sẽ dẫn đến các hiện tượng ngộ độc nước. Một số biểu hiện ngộ độc là: khó chịu, buồn ngủ, thân nhiệt hạ thấp, phù mặt… Trẻ có biểu hiện nặng hơn còn có thể dẫn đến chuột rút, co giật, ngất lịm.
Chăm con nhỏ từ 6 tháng – 1 tuổi
Đối với trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi dù không có thước đo chính xác về lượng nước cần thiết nhưng nhu cầu trung bình là 100ml/kg/ngày (kể cả sữa). Khi con bạn có cân nặng là 8kg, sẽ cần 800ml nước (kể cả sữa). Khi con bạn uống 600ml sữa, thì lượng nước cần bổ sung là 200ml nước/ngày.
Chăm con nhỏ trên 1 tuổi
Lúc trẻ trên 1 tuổi thì cơ thể trẻ gần như hoàn thiện hết nên cha mẹ cần bổ sung lượng nước uống theo nhu cầu của trẻ. Bạn nên khuyến khích trẻ tự cầm cốc nhờ đó biết được khi nào trẻ uống cảm thấy đủ. Cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen uống nước.
Trẻ có cân nặng là 10kg cần uống 1.000 ml nước/ngày (kể cả sữa). Với trẻ có cân nặng hơn 10kg, có thể tăng thêm 50ml cho mỗi kg cân nặng.
Dấu hiệu nhận biết cho cha mẹ chăm con nhỏ khi trẻ thiếu nước

chăm con nhỏ
Dấu hiệu nhận biết cho cha mẹ chăm con nhỏ khi trẻ thiếu nước
Nước tiểu của trẻ khỏe mạnh có màu từ vàng nhạt đến đậm màu, màu càng đậm lúc này nước tiểu sẽ càng cô đặc. Khi bạn thấy vết loang màu hồng trên tã thì nhiều bạn sẽ nhầm lẫn là máu. Nhưng đây dấu hiệu của việc nước tiểu quá đặc.
Trẻ đi tiểu ướt đều và nhiều, ít nhất 4 chiếc tã / ngày sẽ là bình thường. Nếu vẫn còn vết màu hồng hoặc trẻ có dấu hiệu bất thường như đau hay khó chịu khi tiểu, thì bạn nên cho trẻ đi khám. Có thể trẻ cũng bị nhiễm đường tiết niệu hay các bệnh khác liên quan.
Cách chăm con nhỏ nhận biết trẻ đã uống đủ nước

chăm con nhỏ
Cách chăm con nhỏ nhận biết trẻ đã uống đủ nước
Thông thường chỉ cần xem xét vào màu của nước tiểu là cha mẹ có thể kiểm tra trẻ uống đủ hay thiếu nước. Tốt nhất là nước tiểu màu vàng nhạt, còn nước tiểu màu vàng, cam, đậm màu là thiếu nước.
Chăm con nhỏ xác định thời gian thích hợp cho trẻ uống nước

chăm con nhỏ
Chăm con nhỏ xác định thời gian thích hợp cho trẻ uống nước
Thời gian giữa hai cữ bú là tốt nhất cho trẻ uống nước. Hoặc có thể lúc vừa mới thức dậy hoặc trẻ vừa mới vui chơi … vì đây là khoảng thời gian trẻ dễ hấp thu nước nhiều nhất.
Khi trẻ lớn nên bổ sung trước 3 bữa ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ. Không nên sát giờ ăn mới cho trẻ uống nước vì sẽ giảm cảm giác thèm ăn, bú sữa và giảm khả năng tiêu hóa thức năng.
Sau mỗi lần ăn xong, cho trẻ uống thêm khoảng vài thìa con nước để làm sạch miệng.
Cha mẹ cần chú ý lượng nước cần thiết khi chăm con nhỏ vì đây là yếu tố quan trọng để giúp trẻ phát triển tốt và đúng quá trình. Nếu còn thắc mắc về nhiều chế độ dinh dưỡng và chăm con nhỏ, bạn có thể tìm tại nhiều nguồn thông tin, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ nhi khoa.
Xem thêm: Cách nuôi dạy con hiệu quả cho cha mẹ trẻ
Bình luận